Cách cúng thôi nôi bé gái chuẩn theo thuần phong mỹ tục!
Văn hóa Việt Nam có thể nói là đa dạng nhất nhì thế giới về những ngày lễ cúng, nào là cúng rằm, cúng mùng 1, cúng thôi nôi… Trong đó, lễ cúng thôi nôi có lẽ là tục lệ đặc biệt nhất khi mà nó hầu như chỉ có tại Việt Nam. Trong bài viết hôm nay, cùng Xosovip.com tìm hiểu cách cúng thôi nôi bé gái chuẩn thuần phong mỹ tục nhé!
Cách cúng thôi nôi cho bé gái
Nội dung bài viết
Lễ thôi nôi bé gái là gì?
Lễ thôi nôi theo giải thích dễ hiểu là ngày mà bé gái tròn 1 năm sau ngày sinh. Ngày này được xem là quan trọng hơn những ngày sinh nhật sau theo quan niệm của người Việt nên được tổ chức lớn hơn.
Ý nghĩa cúng thôi nôi bé gái
Tổ chức cúng thôi nôi mang ý nghĩa muốn cầu ơn trên ban phước lành và sức khỏe cho gia đình và đặc biệt là cho bé gái được khỏe mạnh, lớn khôn bình an.
Từ “thôi nôi” mang ý nghĩa là hết nằm trong nôi, chuyển sang nằm giường lớn hơn. Điều này mang ý nghĩa đánh dấu sự trưởng thành của bé khi bước sang 1 tuổi mới. Mâm cúng thay cho lời cảm ơn của gia đình gửi đến bề trên, các bậc thần linh và tổ tiên đã che chở cho con gái của họ.
Cách tính ngày thôi nôi chính xác
Để tính chính xác ngày thôi nôi chúng ta nên dùng lịch âm để tính cho dễ hiểu. Lấy ngày sinh âm lịch của bé sau đó trừ đi 2 ngày sẽ ra ngày thôi nôi chính xác theo cách tính của cha ông xưa. Ví dụ: Nếu bé gái sinh vào ngày 23/9 âm lịch năm nay thì đến ngày 21/9 âm lịch năm sau là ngày tổ chức lễ thôi nôi chuẩn nhất.
Thời gian tổ chức lễ nên được tổ chức vào các thời điểm mát mẻ trong ngày như khoảng sáng từ 8h – 10h, khoảng chiều từ 5h – 7h. Ngoài ra, do thời buổi kinh tế phục thuộc như ngày nay việc tổ chức mâm cỗ để mời bạn bè người thân tham gia vào ngày thường trong tuần là điều khó khăn, các bạn có thể làm mâm cúng trong gia đình để dâng lên bề trên vào đúng ngày thôi nôi, còn ngày đãi cỗ có thể dời sang thứ 7 hoặc chủ nhật trong tuần.
Mâm cúng thôi nôi bé gái
Mâm cúng thôi nôi cho con gái gồm có 3 mâm: 1 mâm để dâng lên cúng 12 Mụ Bà và Đức Ông, 1 mâm để cúng Thần Tài – Thổ Địa và 1 mâm để dâng cúng Ông Táo – Bà Táo. Cụ thể các lễ vật trên mâm cúng đầy đủ theo phong thủy như sau.
Cúng thôi nôi bé gái cần có 3 mâm cúng!
Cúng thôi nôi con gái trên bàn thờ Đức Ông và 12 Bà Mụ
Lễ vật dâng lên Đức Ông và 12 Bà Mụ gồm có:
- Trái cây: 1 đĩa ngũ quả, có thể chọn các loại quả như mâm ngày Tết, nếu không có đủ có thể linh hoạt đổi 1 số loại quả như cam, lê, táo…
- 1 Bình hoa, dùng loại thủy tinh trong suốt hoặc gốm sứ hoa văn không quá lòe loẹt.
- Chè viên 3 màu hoặc chè đậu trắng, chọn một trong hai và chuẩn bị 1 chén lớn cùng 12 chén nhỏ.
- 1 Dĩa lớn và 12 dĩa xôi gấc nhỏ.
- 1 Gà luộc, giữ nguyên con.
- 1 Chén cháo lớn cùng 12 chén nhỏ.
- Có thể có thêm heo quay và bánh hỏi.
- Nhang, đèn cầy, muối và gạo.
- Rượu trắng, trà, nước đun sôi để nguội.
- Giấy cúng, 1 bộ bài xanh.
- Lá trầu têm hình cánh phượng.
- Đồ chơi trẻ con.
Cúng thôi nôi bé gái trên bàn thờ Thổ Địa – Thần Tài
Cúng lễ thôi nôi cần chuẩn bị lễ vật mâm cúng cho Thần Tài – Thổ Địa như sau:
- Trái cây: 1 mâm ngũ quả.
- Nhang, đèn cầy, bình hoa, hoa.
- Vàng mã, giấy cúng.
- Heo quay, bánh hỏi.
- Gà luộc nguyên con như ở trên.
- Đặc biệt lúc nào cũng phải có 3 miếng thịt luộc, 3 trứng gà luộc và 3 con tôm luộc.
- Chè đậu trắng 13 chén, 1 lớn – 12 nhỏ.
- Xôi gấc cũng cần 13 đĩa, 1 lớn – 12 nhỏ.
- Chuẩn bị thêm muối gạo.
Cúng thôi nôi bé gái trên bàn thờ Táo Quân
Theo tìm hiểu của Xosovip.com thì trong phong thủy thờ cúng – mâm cúng thôi nôi cho bé gái dâng lên Táo Quân có thể chuẩn bị và bài trí tương tự như cúng Thần Tài – Thổ Địa.
Mâm cúng thôi nôi cho bé gái gồm những gì?
Trên đây là bài viết hướng dẫn cách cúng thôi nôi bé gái sao cho chuẩn thuần phong mỹ tục Việt Nam nhất. Thêm vào đó, người ta cho rằng trong ngày lễ này gia đình sẽ nhận thêm nhiều điều may mắn; nếu bạn là người thường xuyên chơi xổ số miền Nam – Trung – Bắc hay lô tô có thể thử vận may dịp này với con số ứng trong ngày này là 03 và 14.